Để kích thích tốt nhất sự phát triển của trẻ, hãy cho trẻ tiếp xúc với thực tế thật nhiều để trẻ có thể hiểu hơn về thế giới xung quanh. Bài viết này sẽ chia sẻ vài thí nghiệm khoa học với trứng cho trẻ, dễ làm và có thể làm tại nhà, ba mẹ cùng tham khảo trong bài viết nhé!
1. Thí nghiệm phân biệt trứng sống với trứng chín
Chuẩn bị: 2 quả trứng giống nhau một quả sống và một quả chín, bút lông
Tiến hành thí nghiệm: Đầu tiên, dùng bút dạ đánh số 1 và 2 trên hai vỏ trứng. Dùng tay tác động lực vào từng quả trứng để nó quay tại chỗ, chú ý quan sát sự khác biệt. Quả trứng nào quay lâu hơn thì đó là quả trứng chín, quả còn lại quay chậm hơn là quả sống.
Giải thích: Do quả trứng chín là vật thể rắn, đặc nên trọng tâm của nó giữ nguyên. Trong khi đó, trứng sống có chất lỏng bên trong nên trọng tâm thay đổi liên tục khi di chuyển, khiến nó khó quay hơn.
2. Thí nghiệm trứng nổi - trứng chìm
Chuẩn bị: 2 quả trứng, 2 ly nước, muối
Tiến hành thí nghiệm: 1 cốc nước đựng nước thường, cốc thứ 2 hòa tan thêm 4 đến 5 thìa muối. Thả mỗi quả trứng vào 1 cốc, bạn sẽ thấy hiện tượng một quả nổi, một quả chìm. Cốc trứng chứa nước tinh khiết quả trứng sẽ chìm, cốc chứa nước muối trứng sẽ nổi.
Giải thích: Mật độ phân tử của vỏ trứng nhiều hơn so với nước tinh khiết, vì thế trứng sẽ chìm xuống đáy. Mật độ phân tử của vỏ trứng thấp hơn trong nước muối, do đó quả trứng trong nước muối sẽ được phân tử muối nâng đỡ và sẽ nổi.
3. Thí nghiệm trứng chui vào chai hẹp
Chuẩn bị: Trứng, bật lửa, chai (nhựa hoặc thủy tinh đề được)
Tiến hành thí nghiệm: Tiến hành hơ miệng chai nóng miệng chai, khi chai đủ nóng đặt quả trứng lên chai và quan sát hiện tượng. Quả trứng lúc này sẽ trôi tuột vào chai dù miệng chai nhỏ hơn quả trứng.
Giải thích: Khi các phân tử gặp nhiệt lớn sẽ di chuyển cách xa nhau và tạo ra một áp lực đó là lực lên miệng chai. Quả trứng khi tiếp xúc với miệng chai sẽ sẽ bị hút xuống.
4. Thí nghiệm làm bóng nảy từ trứng
Chuẩn bị: trứng sống, giấm
Tiến hành thí nghiệm: Cho trứng vào ngâm trong giấm trắng khoảng 36 tiếng (1,5 ngày) sau đó cạo lớp vỏ bẩn trên quả trứng. Lúc này phần vỏ cứng của trứng đã bị giấm ăn mòn chỉ còn lại lớp Keratin rất dai.
Giải thích: Do vỏ trứng có cấu tạo chủ yếu là canxi cacbonat, và giấm chứa axit axetic. Vậy nên, khi trứng gặp phải giấm, lớp vỏ bên ngoài sẽ tác dụng với axit và dần biến mất còn lại lớp màng bên trong.
5. Thí nghiệm trứng lộn ngược lòng đỏ và lòng trắng
Chuẩn bị: Trứng sống, bằng dính, 1 chiếc tất da nhỏ, nồi nước
Tiến hàng thí nghiệm: Trước khi bắt đầu, ba mẹ cùng bé quan sát quả trứng bằng đèn pin. Rất dễ nhìn xuyên qua. Sau đó bọc kín trứng bằng băng dính. Đặt trứng vào khoảng giữa tất, vặn xoắn hai bên. Cầm hai đầu tất và xoay trứng quanh trục của nó. Soi đèn pin thêm lần nữa để xem trứng sẵn sàng cho sự kỳ diệu. Luộc trứng mà không cần tháo băng dính, đảo nó từ mặt này sang mặt kia. Luộc trong 10 phút, sau đó để nguội và bóc vỏ.
Hy vọng với những thí nghiệm khoa học nhỏ này giúp bạn sẽ có khoảng thời gian giải trí lành mạnh. Hơn thế nữa, đây sẽ là nguồn cảm hứng cho để bạn khám phá và sáng tạo trong tương lai.